Bị rong kinh rong huyết là một thuật ngữ y học để chỉ lượng máu kinh mất đi khi kinh nguyệt ra nhiều. Hoặc thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Tình trạng này có thể cản trở sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.
Trong kỳ kinh nguyệt , lượng máu vẫn được coi là bình thường là khoảng 30 – 40 ml mỗi chu kỳ. Một phụ nữ được coi là có kinh nguyệt quá nhiều nếu lượng máu kinh ra nhiều hơn 80 ml. Rong kinh khiến bạn khó chịu, ẩm ướt vùng kín và bất tiện trong đời sống tình dục.
Xem nhanh
Các triệu chứng rong kinh

Kinh nguyệt là quá trình bong tróc thành tử cung, được xác định bằng việc tiết ra máu từ âm đạo. Thông thường, hành kinh sẽ xảy ra vào khoảng 21-35 ngày một lần, kéo dài 2-7 ngày mỗi chu kỳ. Với lượng máu ra từ 30-40 ml mỗi chu kỳ. Tuy nhiên, người bị rong kinh rong huyết, thời gian hành kinh sẽ kéo dài hơn! Đồng thời lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường. Một số triệu chứng có thể xuất hiện là:
- Máu chảy đầy 1 hoặc 2 miếng đệm mỗi giờ, trong vài giờ liên tục.
- Cần thay băng vệ sinh trước khi đi ngủ vào ban đêm.
- Thời gian mất máu trên 7 ngày.
- Máu ra kèm theo những cục máu đông có kích thước to bằng cỡ đồng xu trở lên.
- Máu kinh ra quá nhiều gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày.
- Ngoài ra, rong kinh còn có thể kèm theo những cơn đau tức vùng bụng dưới khi hành kinh.
Cần làm gì khi bị rong kinh rong huyết
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng xuất hiện như đã đề cập ở trên. Đặc biệt nếu các triệu chứng này làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của bạn. Bạn nên đến gặp bác sĩ và thăm khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải:
- Chóng mặt đặc biệt là khi đứng dậy.
- Cảm thấy hoang mang.
- Đau bụng, buồn nôn.
- Có thể đề nghị bác sĩ kiểm soát định kỳ để kiểm tra sự tiến triển của tình trạng bệnh.
Rong kinh rong huyết cơ năng là gì?
Người ta chia rong kinh ra làm 2 loại: rong kinh thực thể và rong kinh cơ năng. Rong kinh thực thể là kỳ kinh kéo dài ngày do có tổn thương ở tử cung hay ở buồng trứng như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang.
Bị rong kinh rong huyết cơ năng là hiện tượng hành kinh không do những tổn thương ở tử cung hoặc ở buồng trứng. Cần đi thăm khám lâm sàng phụ khoa và làm các xét nghiệm thăm dò. Chẳng hạn như siêu âm, chụp cổ tử cung, định lượng hormon. Nếu không thấy có những biểu hiện của tổn thương thì rong kinh là cơ năng.

Rong kinh cơ năng do hai nguyên nhân chính là: rối loạn đông máu và rối loạn nội tiết tố. Tình trạng rối loạn đông máu, chủ yếu là bệnh huyết sinh (hemogenia). Biểu hiện là thời gian chảy máu kéo dài và bị rong kinh ngay từ kỳ hành kinh đầu tiên. Rối loạn nội tiết có thể tại vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng có vấn đề.
Bị rong kinh rong huyết do nguyên nhân nào?
Không phải tất cả các nguyên nhân rong kinh rong huyết đều có thể xác định được. Tuy nhiên, có một số điều kiện thường gây ra rong kinh rong huyết, đó là:
- Mất cân bằng nội tiết tố, ví dụ như do hội chứng buồng trứng đa nang , béo phì, suy tuyến giáp và kháng insulin.
- Rối loạn hoặc phát triển mô trong tử cung. Chẳng hạn như viêm nhiễm vùng chậu, u cơ (u xơ tử cung), lạc nội mạc tử cung, u tuyến, polyp tử cung.
- Buồng trứng bị rối loạn chức năng, khiến quá trình rụng trứng không diễn ra như bình thường.
- Rối loạn di truyền, đặc biệt là những rối loạn ảnh hưởng đến khả năng đông máu, ví dụ như bệnh von Willebrand .
- Tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm, thuốc hormone, thuốc chống đông máu. Do ảnh hưởng của thuốc được sử dụng trong hóa trị liệu và các chất bổ sung thảo dược thành phần nhân sâm, ginkgo biloba và đậu nành.
- Các biện pháp ngừa thai, chẳng hạn như thuốc tránh thai và vòng đặt tránh thai (ngừa thai xoắn ốc).
- Ung thư, chẳng hạn như ung thư tử cung hoặc cổ tử cung.
Điều trị rong kinh

Điều trị rong kinh nhằm mục đích cầm máu, điều trị nguyên nhân, ngăn ngừa biến chứng. Việc điều trị sẽ được xác định dựa trên nguyên nhân bị rong kinh rong huyết và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bác sĩ cũng sẽ xem xét tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe chung, tiền sử bệnh và nhu cầu cá nhân. Dưới đây là một số cách có thể áp dụng để chữa rong kinh:
- Thuốc chống tiêu sợi huyết, chẳng hạn như thuốc axit tranexamic, để giúp quá trình đông máu diễn ra thuận lợi.
- Thuốc chống viêm không chứa thành steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, naproxen và axit mefenamic. Làm giảm các triệu chứng đau và giảm sản xuất prostaglandin có thể gây ra rong kinh.
- Thuốc tránh thai kết hợp giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm thời gian cũng như lượng máu mất đi trong kỳ kinh nguyệt.
Người bị rong kinh rong huyết cần đi khám và chữa trị sớm. Không nên để tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng. Đôi khi còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này!