Câu hỏi loạn thị có tăng độ không cũng như những câu hỏi nhiều người thắc mắc nhất hiện nay về loạn thị cũng sẽ được giải đáp trong bài viết. Những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn hiểu hơn về loạn thị từ đó bạn có thể bảo vệ tốt hơn cho đôi mắt của mình.
Mắt bạn thường nhìn mọi vật không rõ, kể cả khi nhìn xa hay nhìn gần các vật vẫn bị nhòe vào nhau khá khó chịu tức là bạn đã có dấu hiệu của loạn thị. Nếu tình trạng này xảy ra có thể khiến bạn cảm thấy khá hoang mang, không biết loạn thị có bị tăng độ không? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến loạn thị.
Xem nhanh
Loạn thị có tăng độ không?
Loạn thị xuất hiện nguyên nhân bởi giác mạc có hình dạng bất thường. Nếu ở người bình thường, các tia ảnh đi qua giác mạc sẽ được hội tụ tại một điểm duy nhất trên võng mạc, nhờ đó mọi thứ đều rõ ràng hơn. Còn đối với người bị loạn thị, điểm hội tụ này nằm rải rác ở nhiều điểm khác nhau nên hình ảnh của người bệnh bị mờ. Khiến người bệnh khó nhìn, bên cạnh đó người bị loạn thị sẽ có thêm các triệu chứng khác. Các triệu chứng khác kèm theo xảy ra chẳng hạn như: mệt mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt,…
Mắt bị loạn thị có tăng độ không là thắc mắc của rất nhiều người mắc tật khúc xạ này. Nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng, độ loạn thị thường không thay đổi theo thời gian như cận thị hay viễn thị. Đối với trường hợp loạn thị bẩm sinh, được hình thành trong quá trình phát triển của cơ thể. Khi đến tuổi trưởng thành (khoảng trên 25 tuổi), độ loạn thị sẽ không còn tăng giảm nữa.

Loạn thị khoảng bao nhiêu độ là nặng?
Để biết độ loạn thị nặng bao nhiêu, người bị loạn thị cần biết rằng đây là một tật của mắt, liên quan đến tật khúc xạ. Như đã giới thiệu sơ ở trên, với mắt bình thường, các tia sáng sau khi đi qua giác mạc đều hội tụ tại một điểm trên võng mạc. Ngược lại, khi mắt bị loạn thị, các tia sáng được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc và đó là lý do khiến người bị loạn thị nhìn thấy hình ảnh mờ, không rõ nét.
Nguyên nhân của loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường làm giảm khả năng hội tụ ánh sáng của giác mạc. Loạn thị có thể do di truyền, thói quen lối sống và đôi khi có thể phát triển sau một bệnh liên quan đến mắt như chấn thương hoặc phẫu thuật. Loạn thị có thể được kết hợp với cận thị thành cận thị hoặc với viễn thị thành loạn thị viễn thị.
Mức độ nghiêm trọng của loạn thị có thể được phân loại như sau:
- Dưới 1,00 diop (độ) là loạn thị nhẹ.
- Từ 1,00 đến 2,00 diop của loạn thị vừa phải,
- Từ 2,00 đến 3,00 diop đối với loạn thị nặng.
- Hơn 3,00 diop của loạn thị nặng.

Bị loạn thị nên dùng kính cận hay kính áp tròng?
Trường hợp loạn thị thì phải đeo kính để điều chỉnh thị lực, tùy theo ý muốn mà bạn có thể chọn kính có gọng hoặc kính áp tròng để đeo. Nhưng theo khuyến cáo của các bác sĩ nhãn khoa, để thoải mái và tốt cho mắt, bạn nên đeo kính cận khi phải sử dụng kính thường xuyên. Và chỉ nên đeo kính áp tròng để đảm bảo tiện lợi và tăng tính thẩm mỹ cho mắt trong trường hợp cần thiết.
Tùy từng loại kính áp tròng sẽ có thời gian đeo riêng nhưng thời gian đeo kính áp tròng chuẩn nhất là 5-8 tiếng/ngày. Ngoài ra, khi đeo kính áp tròng, thời gian nghỉ ngơi của mắt như ngủ trưa hay qua đêm đều phải bỏ. Và việc vệ sinh kính áp tròng cần đảm bảo những yêu cầu riêng nên khá bất tiện.
Việc đeo kính áp tròng thường xuyên, trong thời gian dài sẽ không tốt cho mắt. Bởi vì kính áp tròng ngăn mắt tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc bị thiếu oxy. Gây ra triệu chứng khô mắt, nguy hiểm hơn là để lại sẹo ở tròng đen của mắt, thậm chí là giảm thị lực.

Các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa loạn thị
- Bạn cần học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng. Ngồi thẳng lưng khi viết, không cúi gập người, đảm bảo khoảng cách từ mắt đến chữ là 25-30cm, từ mắt đến màn hình là 50-60cm.
- Đeo kính râm khi ra ngoài hoặc đeo kính bảo hộ khi tiếp xúc với ánh sáng và chất độc hại.
- Hạn chế làm việc, tiếp xúc với các thiết bị điện tử liên tục trên 1 giờ, thỉnh thoảng phải đứng dậy hoặc nhìn ra xa để mắt được nghỉ ngơi khi làm việc.
- Hãy cho đôi mắt của bạn được nghỉ ngơi bằng cách vui vẻ nhìn ra ngoài trời thay vì nhìn vào màn hình máy tính, TV.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt như: thịt, cá, dầu, các loại đậu, trái cây, rau xanh, cà rốt, gấc, cà chua, …
- Chủ động kiểm tra thị lực tại các cơ sở chuyên khoa mắt khi thấy các biểu hiện lạ ở mắt như mỏi mắt, nhức mắt, dụi mắt, nhìn mờ, nhức đầu.
- Không được tự ý đeo kính không chuẩn, khi đeo kính cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng với những chia sẻ về việc loạn thị có tăng độ không cũng như những lưu ý về loạn thị có thể giúp bạn bảo vệ đôi mắt mình tốt hơn. Phòng bệnh hơn là chữa bệnh vậy nên bạn hãy thực hiện như những biện pháp ngăn ngừa được gợi ý ở trên nhé.