Tập thể dục để tăng cường sức khỏe tăng cường sự deo dai cho cơ thể luôn được các bác sĩ khuyến khích. Tuy nhiên, nên tập thể dục vào lúc nào mới thực sự tốt cho khỏe thì nhiều người lại không biết? Việc tập thể dục trước khi ngủ có tốt không? Và đây cũng là thói quen của nhiều người chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau.
Tập thể dục trước khi ngủ có tốt không?
Có nên tập thể dục trước khi đi ngủ không? Trên lý thuyết tập thể dục trước khi đi ngủ có thể nhận định rằng tập thể dục giúp ngủ ngon hơn. Quả thật là tập thể dục luôn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cả giấc ngủ, làm tăng chất lượng giấc ngủ chỉ khi tập luyện đúng. Một số trường hợp được ghi nhận là tập thể dục có thể gây gián đoạn giấc ngủ, khó ngủ hoặc mất ngủ, tuy nhiên việc tập các bài tập tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Trên thực tế các bài tập thể dục giúp dễ ngủ, bài tập thể dục chữa mất ngủ, tiếp cận các bài tập thể dục được coi là phương pháp chữa mất ngủ dành cho những ai không muốn sử dụng đến thuốc ngủ. Cảm giác mệt mỏi vì tập thể dục phần nào giúp mọi người ngủ ngon hơn. Những người bình thường luyện tập ở mức độ vừa đủ mệt sẽ giúp giấc ngủ đến nhanh hơn, ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên đối với các vận động viên có cường độ tập luyện cao thường gây khó ngủ.
Luyện tập thể dục bài tập thể dục buổi tối trước khi đi ngủ quá sức có thể gây áp lực lên cơ bắp, một số chấn thương có thể xảy ra gây khó ngủ – mất ngủ. Nên cách khoảng thời gian tập luyện và thời gian ngủ là cần thiết. Chúng giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi, thả lỏng cơ bắp, bổ sung 1 ít năng lượng cần thiết để có giấc ngủ ngon nhất.
Vậy có thể kết luận nếu chúng ta tập những bài thể dục vừa phải sẽ tốt cho giấc ngủ, còn những bài tập quá sức sẽ không tốt cho sức khỏe. Bạn nên điều chỉnh bài tập cho vừa sức nha.
Các bài tập thể dục giúp bạn ngủ ngon hơn
- Tư thế giãn cơ.
Trước khi đi ngủ bạn có thể tập bài tập giãn cơ để giúp khí huyết được lưu thông, xua tan tất cả những mệt mỏi trong ngày để tâm trí được thư giãn, dễ dàng vào giấc ngủ sâu hơn.
Cách thực hiện:
– Nằm ngửa trên giường hoặc sàn, hai đầu gối chống lên mặt sàn.
– Hai lòng bàn chân đặt úp sát vào nhau, đồng thời mở rộng hai đầu gối tạo thành viên kim cương.
– Từ từ áp sát hai đầu gối xuống giường (sàn) và giữ tư thế này trong vòng 1-2 phút, đặt hai tay thả lỏng thoải mái ở hai bên người.
– Nếu mới đầu tập chưa quen, cảm thấy chân bị căng cơ có thể kê gối ở dưới hai đầu gối.
- Tư thế nằm nghiêng nâng chân.
Đây là bài tập khá đơn giản nhưng giúp cơ chân và khu vực xương chậu được kích hoạt, lưu thông kinh mạch, không chỉ cho bạn một giấc ngủ sâu mà nhóm cơ ở vùng này cũng trở nên săn chắc.
Cách thực hiện:
– Đầu kê gối, tư thế người nằm nghiêng, một tay chống trước bụng làm trụ.
– Từ từ nâng chân lên cao rồi hạ xuống.
– Làm tương tự động tác này với chân bên kia mỗi lần 9 nhịp.
- Tư thế thư giãn chân trên tường.
Bài tập thể dục buổi tối này sẽ giúp giảm mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, từ đó xoa dịu thần kinh mang lại cảm giác nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ dễ hơn. Lưu ý với những chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt không nên thực hiện bài tập này, bởi nó sẽ làm bạn chóng mặt, buồn nôn.
Cách thực hiện:
– Nằm ngửa trên giường hoặc trên sàn đối mặt với bức tường gần đó.
– Duỗi thẳng hai chân lên tường, hông giữ nguyên vị trí.
– Hai tay duỗi thẳng sang hai bên thoải mái, giữ tư thế này từ 5-10 phút.
- Tư thế nằm ngửa nâng mông.
Tư thế nằm ngửa nâng mông là một trong những bài tập giúp vùng eo và mông săn chắc. Đồng thời, giúp bạn thư giãn, xua tan mọi áp lực mệt mỏi, từ đó dễ dàng có một giấc ngủ ngon hơn.
Cách thực hiện:
– Tư thế người nằm ngửa, hai tay đặt sát bên sườn, úp tay xuống mặt sàn.
– Dùng đầu và vai làm trụ, cùng với 2 mũi bàn chân nâng người lên cao.
– Lúc này đùi, bụng và ngực phải tạo thành đường thẳng, giữ tư thế này trong vài giây rồi tiếp tục thực hiện thêm 7 lần.
- Tư thế móc câu hẹp.
Với bài tập thể dục này sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể sẽ được kích thích tối đa, cải thiện quá trình lưu thông máu, đồng thời giúp giảm stress và đau thần kinh tọa hiệu quả. Lưu ý nếu bạn bị chấn thương ở háng hay đầu gối thì không nên tập tư thế này.
Cách thực hiện:
– Ngồi thẳng trên giường hoặc trên thảm tập yoga, duỗi thẳng hai chân thoải mái.
– Hai chân co lại sao cho lòng hai bàn chân áp sát vào nhau, lưng thẳng, hai đầu gối từ từ ép xuống mặt sàn (giường).
– Cố gắng di chuyển hai gót chân càng sát về phía háng càng tốt nhưng không nên cố quá, nên để cơ thể thoải mái.
– Thư giãn hai cánh tay và vai, giữ đầu thẳng. Để nguyên tư thế này từ 1-2 phút rồi trở về tư thế ban đầu.